1. Cấu tạo ván khuôn tường:
Ván khuôn tường được cấu tạo như sau:
- Khoảng cách giữa hai thành ván khuôn là chiều dày của tường:
Để cố định vị trí mỗi thành ván khuôn tường, chân ván khuôn phải cố định xuống nền đất hoặc công trình bê tông (bệ móng, sàn, nền, v.v…).
- Đóng cọc gỗ xuống nền đất, liên kết thanh định vị (1) vào đầu các cọc nhỏ bằng đinh, sau đó đặt chân ván khuôn lên thanh định vị và liên kết bằng đinh.
- Liên kết thanh định vị với các mẩu gỗ chôn sẵn trong bê tông bằng đinh (các mẩu gỗ được chôn sẵn trong quá trình đổ bê tông nền hoặc sàn; để khỏi bị bật lên do các lực tác dụng, đinh được đóng với mũ đinh thò dài ra ngoài để liên kết chắc chắn trong bê tông). Sau đó, đặt chân ván khuôn lên thanh định vị và liên kết giữa chúng bằng đinh.
- Thanh định vị liên kết xuống nền (hoặc sàn) bê tông nhờ súng bắn đinh, sau đó liên kết chân ván khuôn xuống thanh định vị bằng đinh thường. Ngoài ra, chân ván khuôn còn được cố định với các điểm tựa từ bên ngoài ván khuôn (thép chờ, chống ngang), hoặc cố định từ bên trong ván khuôn bằng cách dùng các miếng cữ tỳ vào chân cốt thép trong lòng ván khuôn tường.
2. Điều kiện ván khuôn tường:
Ván khuôn tường phải thỏa mãn những điều kiện như sau:
- Ván khuôn tường, khi chiều dày nhỏ hơn 0.5m, được làm bằng các tấm khuôn (4) và sườn (5). Khi tường có chiều dày lớn hơn 0.5m hoặc những tường mỏng với mặt tường bê tông yêu cầu chất lượng cao, thì ván khuôn phải đồng thời có sườn và gông (6)
- Thanh giằng, để liên kết hai thành ván khuôn đối diện, có thể là thanh thép hoặc dây thép vặn xoắn.
- Sườn kép và gông được cấu tạo bằng 2 thanh gỗ, ở giữa sườn có gỗ đệm để liên kết hai thanh gỗ thành bộ đôi (tránh được việc khoan các lỗ để luồn thanh giằng so với cách dùng sườn hoặc gông từ một thanh gỗ nguyên). Ngoài ra, gông còn làm bằng kim loại có tiết diện tròn, chữ U, v.v…
- Để dễ dàng rút thanh giằng ra khỏi bê tông, thanh giằng phải luồn qua thanh cữ bằng ống nhựa hoặc thỏi bê tông có lỗ ở giữa.
- Nên bố trí thanh giằng cái nọ dưới cái kia theo phương thẳng đứng, mà không bố trí sole để chúng không cản trở việc đổ và đầm bê tông (nhất là khi bố trí khoảng cách ngắn giữa các điểm giằng).
- Khi đổ bê tông những tường cao, ván khuôn và sườn được lắp dần theo chiều cao;
- Ván khuôn tường của những tường mỏng (chiều dày bé hơn 0.2m) chỉ nên lắp trước một thành ván khuôn, còn thanh thứ hai được lắp dần theo chiều cao đổ bê tông. Đối với những tường dày và tường không có cốt thép, ván khuôn tường được lắp theo toàn bộ chiều cao.
- Khi chiều cao rơi tự do của bê tông là lớn (vượt quá 3m), ván khuôn tường phải có cửa để đồ và đầm bê tông.
- Để đảm bảo ổn định cho ván khuôn tường theo phương đứng (hoặc nghiêng), cần có các thanh chống (xiên hoặc ngang), chống vào ngoài thành ván khuôn tường. Khoảng cách các thanh chống từ 3 – 4m theo chiều dài của tường.
Giới thiệu về VANKHUON.NET:
Sản phẩm ván khuôn của chúng tôi được gia công theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và được kiểm tra khắt khe từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào đến kiểm tra sau khi hoàn thiện.
Trải qua nhiều năm phát triển, sản phẩm ván khuôn của chúng tôi đã trở nên tin cậy và quen thuộc đối với các khách hàng trên cả nước.
Sản phẩm ván khuôn của chúng tôi được sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm như Dự án FOMOSA Hà Tĩnh, Dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn Thanh Hóa, Dự án nhiệt điện Mông Dương hay tại nhiều dự án khác tại Hà Nội, HCM và các tỉnh lân cận.
Khi có nhu cầu thuê, mua bán thanh lý hoặc gia công sản xuất, xin Quý khách hãy gọi ngay cho chúng tôi để nhận được giá tốt nhất.
HOTLINE: 0982.588.533 (Mr. Hân)